Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

Bí mật của Suối nguồn tươi trẻ

Bí mật của Suối nguồn tươi trẻ
Bí mật của Suối nguồn tươi trẻ
Wenndy Waxman
“Tân Thực Dưỡng” - Số 9/10/2003

Denny Waxman là một người thầy nổi tiếng thế giới, một chuyên gia tư vấn và là tác giả cuốn “Sổ tay đời sống vĩ đại” về vấn đề chăm sóc sức khỏe. Ông nổi tiếng nhất sau khi bác sĩ Satillaro chữa khỏi bệnh ung thư tiền liệt tuyến và giúp ông này viết cuốn “Vui sống tự nhiên”.

Tôi xin biếu tặng các bạn một số bí mật của suối nguồn tươi trẻ mà không cần phải có một sự can thiệp của một là thuốc tiêm, một loại hooc-môn collagen nào hoặc không cần giải phẫu thẩm mỹ nào. Nhưng trước hết chúng ta hãy thống nhất với nhau xem tuổi trẻ là gì? Nếu chúng ta nghĩ về tuổi trẻ, chúng ta cho rằng đó là một năng lượng trong sáng dễ bùng nổ, một đức tính tò mò mạo hiểm, thử thách. Tuổi trẻ không phải dựa trên các khái niệm. Nó không mang nhiều lý luận, nhiễu loạn, trách nhiệm, vì những thứ đó làm chúng ta chóng già. Ngày nay, thời văn minh tuổi trẻ của con người ngày càng thu ngắn lại. Khi tôi còn bé thì còn chưa xuất hiện từ “stress” là gì. Ngày nay, chúng ta thấy thanh niên họ ôm đồm rất nhiều công việc và họ phải gánh vác rất nhiều cái gọi là “trách nhiệm” nên họ thường phàn nàn họ bị stress và không có thời giờ làm việc này việc kia vì họ luôn rất bận. Trong khi đó, tuổi dậy thì ngày càng đến sớm hơn. Có nhiều trường hợp, 8, 9 tuổi đã dậy thì. Do đó, nhiều thanh niên không còn tuổi trẻ nữa vì họ quá người lớn so với tuổi theo nhiều cách biểu hiện và tuổi trẻ ngày càng co rút lại và hầu như biến mất ở thanh niên hiện đại.

Thực ra, cơ thể chúng ta thường xuyên tự nó thay đổi và tự đổi mới theo nhiều cách. Đầu tiên là sự thay đổi máu, tỷ lệ huyết tương. Nó tự thay đổi trong vòng 10 ngày. Bạch cầu tự đổi mới trong 2-3 tuần. Các hồng cầu biến đổi lâu hơn và nói chung sau 120 ngày chúng ta có một loại máu mới khác hẳn máu cũ. Máu của chúng ta thay đổi trong vòng 3-4 tháng một lần. Da chúng ta thay đổi trong 28 ngày một lần. Và cuối cùng, cơ thể chúng ta thay đổi 7-8 năm thành một người khác hẳn, phụ thuộc vào giới tính (7 năm đối với phụ nữ, 8 năm đối với đàn ông). Vậy là đàn bà thay đổi nhanh hơn so với đàn ông.

Da của chúng ta thay đổi 28 ngày một lần làm cho nó bị khô, nhăn nheo, thô ráp, nứt nẻ. Nếu da không đủ chất dinh dưỡng, nó sẽ không tự đổi mới được và lúc đó da bị già hơn. Lý do mà da chúng ta không tự đổi mới được là vì nó bị lớp mỡ ngăn cản dinh dưỡng làm cho dinh dưỡng không ngấm vào da được. Do đó mà mặt chúng ta bị già.

Da của chúng ta là cơ quan có bề mặt phủ rộng lớn nhất cơ thể. Nó là một cơ quan bài tiết mồ hôi và nó được coi là quả thận thứ hai.

Da làm việc cùng với thận, ruột, phổi và gan để giữ cho cơ thể trong sạch. Khi chúng ta ăn nhiều dầu, đồ ngọt, đường và các chất béo và da chúng ta mạnh khỏe thì nó nhận ngay chỉ trong vài phút. Khi chúng ta ăn xà lách trộn dầu, nó không ngấm ngay vào da. Nếu chúng ta ăn đường, đường sẽ biến đổi thành chất béo và ngấm ngay vào da. Do đó dần dần, nó sẽ tạo nên một lớp màng dầy ngăn cản da. Lớp mỡ này ngăn cản sự tuần hoàn và lưu thông khí huyết, gây nên cơ thể bị già nhanh chóng. Các chất béo ở trong các siêu thị ngày nay làm cho da bạn bị phủ một lớp mỡ dầy gây tác hại cho hệ tuần hoàn.

Nếu bạn thay đổi bữa ăn toàn rau và ngũ cốc, số chất béo sẽ giảm đi và da bạn sẽ được phục hồi lại từ từ, các vết nhăn trước đây hằn sâu nay sẽ nhạt dần và có chỗ nó biến mất. Da bạn sẽ trơn chu nhẵn mịn, đàn hồi, bạn không cần dùng đến các mỹ phẩm làm đẹp da nữa, vì da bạn đã tự nó quay trở lại sự tươi trẻ ban đầu.

Sự già hóa giống như một cái cây xanh. Khi nó đủ dinh dưỡng và ánh sáng nó sẽ tươi tốt, bạn cũng vậy. Khi cây không đủ chất và thiếu ánh sáng, nó sẽ cằn cỗi, rụng lá và gà đi. Do đó, nguyên nhân sự già lão của chúng ta là sự mất cân bằng dinh dưỡng - không phải là thiếu hay thừa dinh dưỡng mà là sự cân bằng dinh dưỡng. Nếu bạn mất cân bằng dinh dưỡng, cơ thể bạn sẽ già, mặc dù bạn ăn chay hoặc ăn bổ béo.

Nguyên nhân thứ hai gây nên sự già hóa nữa là tuần hoàn bị rối loạn. Quá trình già hóa lành mạnh. Có nghĩa là sự chuyển biến từ thế giới vật chất sang thế giới tâm linh. Khi còn trẻ, chúng ta quan tâm đến thể xác và tình cảm. Chúng ta thích thể thao, âm nhạc, nghe nhạc mạnh. Khi lớn lên và trưởng thành, chúng ta quan tâm đến tình người và các vấn đề xã hội. Khi già, chúng ta bắt đầu quan tâm đến giá trị cuộc sống và ý nghĩa đời sống của mình. Nhiều khi chúng ta kiểm lại xem mình đã thực hiện được mục đích của cuộc đời mình chưa và mình có hạnh phúc không. Cuối cùng, chúng ta chuẩn bị để bước sang một thế giới khác. Đó là quá trình già tự nhiên. Già một cách lành mạnh có nghĩa là chúng ta đi qua từng giai đoạn đó trong cuộc sống một cách bình ổn và bằng lòng với nó. Để chuyển sự tập trung sang một giai đoạn khác. Đây là sự già tự nhiên.

Cơ thể chúng ta ngừng phát triển sau tuổi 20, người ta có thể tăng cân nhưng bắt đầu già đi. Tuy hai mươi năm đầu chúng ta không chỉ phát triển cơ thể mà còn cả cá tính của mình. Chúng ta quyết định mình sẽ trở thành loại người như thế nào. Chúng ta tưởng tượng ra hình ảnh của mình và cố thực hiện nó. Thông thường, con người trong giai đoạn này có tính cởi mở để đón nhận mọi thông tin từ thế giới bên ngoài. Sự cởi mở cho chúng ta một sự tuần hoàn lưu thông và bổ dưỡng. Nhưng chúng ta càng lao vào hòa nhập với xã hội văn minh, chúng ta càng nhận thấy nhiều bất cập làm ta có cảm giác gần như xa lạ và tách biệt với mọi người sau vài lần vấp váp trong cuộc đời và các mối quan hệ. Một cách tự động, chúng ta có phản ứng co cụm và đề phòng. Khi ngày càng nhiều khái niệm và học thuyết đi vào đầu chúng ta. Những khái niệm này làm cho chúng ta bị gò bó, chứa chấp. Những suy luận vô ích làm phá vỡ mọi suy nghĩ của chúng ta và làm cho chúng ta già đi một cách bất tự nhiên. Kết quả là chúng ta bị già đi ngay khi còn đang ở đỉnh cao của tuổi trẻ. Già tự nhiên đến với người cởi mở. Nó giống như sự cởi mở ở đứa trẻ. Chúng ta càng cởi mở, chúng ta càng trẻ, nhưng không phải là trẻ con vì chúng ta đã trưởng thành.

Nói về vấn đề dinh dưỡng. Một vấn đề hay xảy ra khi chúng ta ăn quá đà. Với miếng ăn quá khẩu, chúng ta ngày càng già đi. Ăn quá đà tạo nên sự căng thẳng cho cơ thể. Thức ăn là năng lượng. Nó chứa năng lượng từ thiên nhiên và môi trường. Thức ăn chún ta ăn chủ yếu bị phân hủy thành năng lượng cơ bắp và năng lượng tinh thần chứ rất ít năng lượng được biến đổi thành dinh dưỡng để bồi đắp cơ thể một cách thực thụ. Thức ăn là năng lượng và sự dao động. Chúng ta càng ăn nhiều, chúng ta càng có nhiều năng lượng và càng bị xáo động hỗn loạn. Cơ thể giống như một cái phòng, 40 người thì còn dễ chịu chứ 50, 60 người thì bắt đầu ngột ngạt và khó chịu. Nếu co 60 người, phòng sẽ hỗn loạn giống như cơ thể bị rối loạn tuần hoàn. Không chỉ rối loạn luân chuyển mà còn tạo nên sự căng thẳng và cứng nhắc.

Một nhân tố khác tlàm ta già là thiếu hoặc thừa dinh dưỡng. Phần lớn mọi người già nhanh do thừa dinh dưỡng vì ăn nhiều thịt, gà, sữa, trứng, bánh pizza, kem, đường và sôcôla. Thực phẩm ngày càng giầu mỡ, đường, đạm. Ngay cả bạn có không ăn nhiều thì thức ăn nhiều chất khi phân hủy trong bạn cũng đủ làm bạn tràn ngập dinh dưỡng và xơ cứng.

Rất ít khi bị thiếu dinh dưỡng. Nhiều người cho rằng ăn ít thì khỏe mạnh. Nhưng điều này chỉ đúng trong từng thời kỳ của cơ thể. Nếu bạn ăn uống quá đơn giản và bạn không ăn dầu, cá, các chất dinh dưỡng trong một thời gian dài thì cơ thể cũng bị xơ hóa. Như vậy, bạn chỉ nên ăn ít khi cơ thể bạn bị ốm hoặc có vấn đề trục trặc tiêu hóa. Khi bạn đủ dinh dưỡng, cơ thể bạn sẽ đủ sinh lực và bạn sẽ cảm thấy dễ chịu. Bạn nên theo dõi khẩu phần ăn uống tới độ vừa đủ cho cơ thể mình. Mỗi người có một mức độ khác nhau. Đừng ăn vượt quá ngưỡng của cơ thể mình.

Một nhân tố quan trọng khác làm cho bạn thiếu dinh dưỡng là cơ thể bị khô cứng và khó hấp thu các chất bổ. Ăn các loại bánh ngọt, đồ nướng, rán, các loại đồ khô, đóng hộp, quá hạn sử dụng dễ làm cho cơ thể bị khô cứng, gây trở ngại cho sự tiêu hóa, làm cơ thể bị thiếu chất, mặc dù ăn đủ. Hầu hết các món ăn hiện đại đều khô, cứng, có muối, đóng hộp, đóng bao bì… Nếu có loại muối rởm, cơ thể rất khó tiêu hóa.

Các thực phẩm hiện đại đều có nhiều năng lượng làm cho ruột phải làm việc quá tải. Thịt gà, thịt lợn, thịt bò, cá, đường, sữa, sôcôla, bơ, phó mát, nước ngọt hầu hết đều giàu năng lượng gây nên sự mất cần bằng dinh dưỡng cho cơ thể bạn. Dù bạn có pha chế kiểu gì thì năng lượng vẫn còn đó, nó không hề mất đi. Quá trình già hóa của cơ thể bị ảnh hưởng trực tiếp từ thói quen ăn uống của bạn.

Một bữa ăn quá nhiều chất như thịt động vật, sữa, đường, bánh kẹo, sôcôla, trứng, cùng các đồ ăn nguội, ăn nhanh là những nhân tố chính làm mất cân bằng dinh dưỡng.

Theo nguồn thucduong.vn

Suối Nguồn Tươi Trẻ2

CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG SÁU NĂM 2007

Suối Nguồn Tươi Trẻ


Quyển ‘‘Suối Nguồn Tươi Trẻ’’ của Peter Kelder là cuốn sách duy nhất đã cung cấp cho chúng ta một thông tin vô gía về 5 phương pháp thể dục của người Tây Tạng xa xưa. Năm phương pháp nầy chính là bí quyết để duy trì sự tươi trẻ, sức khoẻ và sinh lực. Từ hàng ngàn năm qua, những bài tập nầy đã trở thành những nghi thức thần kỳ được giữ kín trong các tu viện ẩn náu trên dãy Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn).


Tôi không hứa hẹn với bạn rằng, chỉ trong một ngày luyện tập, bạn có thể trẻ lại 50 tuổi, hoặc 5 phương pháp của người Tây Tạng nầy có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ lên đến 125 tuổi; nhưng tôi biết chắc rắng chúng luôn luôn mang đến cho người luyện tập chúng một thể xác trẻ trung tráng kiện và một tinh thần thanh xuân thư thái. Nếu bạn đều đặn thực hành 5 thức tập thể dục nầy mỗi ngày, thì chỉ trong 30 ngày hoặc ít hơn, bạn sẽ nhận thấy kết qủa ngay. Nếu kéo dài trong 10 tuần lễ, thì kết qủa lại càng rõ nét; và đây cũng là dịp thích thú để bạn có thể nghe bạn bè và người thân trầm trồ nhận xét rằng trông bạn trẻ trung và khỏe mạnh ra.


Từ ngàn năm nay, phương Đông vẫn quan niệm cơ thể con người có 7 trung tâm năng lực tương ứng với 7 tuyến nội tiết. Hormone được sản xuất từ những tuyến nầy, giữ nhiệm vụ điều hướng mọi hoạt động của các cơ quan nội tạng. Những phát hiện gần đây của ngành y khoa đã minh chứng rằng ngay cả tiến trình lão hóa cũng là do hormone điều hướng. Hình như vào tuổi dậy thì, tuyến yên bắt đầu tạo ra một hormone chết. Cái “hormone cheat\" nầy xem chừng đã xen vào tế bào để sử dụng các hormone có ích, như hormone tăng trưởng chẳng hạn. Kết qủa là tế bào và các cơ quan nội tạng của chúng ta dần dần suy thoái và kết thúc bằng cái chết. Nói cách khác tiến trình lão hóa bắt đầu gióng lên tiếng chuông gọi hồn của nó.


Nếu 5 thức tập luyện nầy có thể tái lập lại sự quân bình cho 7 trung tâm năng lực của cơ thể thì sự sản xuất hormone cũng trở nên điều hòa, cân đối và đồng thời giúp cho tế bào được sinh sôi, trù phú như thuở chúng ta còn rất trẻ. Như vậy bạn cò thể trông thấy và cảm nhận rằng bạn đang “trẻ hơn ra” theo ngày tháng.


Khi quyết định đi vào con đường tập luyện, thì bạn hãy tâm niệm hai điều sau. Thứ nhất hãy nhận thức rằng mình có đầy đủ khả năng vươn lên thành một con người có cái nhìn vượt hẳn người khác. Thứ hai, bạn phải nhận thức rằng mình xứng đáng để đạt được những gì mình ao ước là được tươi trẻ và sinh động. Bởi tất cả những ai chán nản, mặc cảm, cho rằng mình bất xứng, đều có thể là những người chẳng bao giờ được nhận lãnh những phần thưởng của cuộc đời.




Một khi bạn biết tự tin, biết nâng cao gía trị của chính mình và một khi bạn thấy rằng mình xứng đáng để nhận lãnh tất cả những gì tốt đẹp nhất mà đời sống có thể trao tặng thì như thế bạn đang thực sự biết yêu thương chính mình. Chỉ khi đó bạn mới có một cảm giác tốt lành về con người của chính bạn và điều nầy sẽ tác động và làm cho tiến trình phục hồi của bạn diễn ra rất nhanh.

Liệu năm thức tập bí truyền của tây tạng nầy sẽ mang lại cho bạn những gì ?

Henry , NJ : 5 năm sau khi tôi đều đặn tập luyện những thức của Tây Tạng nầy, các bác sĩ gia đình khi trông thấy tôi, đã thốt lên, ‘‘Cụ làm gì mà thay đổi dữ thế? Tụi tôi biết cụ đã 75 tuổi vậy mà dáng điệu và phong thái của cụ trông cứ như lứa tuổi 40. Tóc cụ nay không còn bạc trắng, thưa thớt mà chuyển sang muối tiêu và dày rậm hẳn. Xin cụ cho chúng tôi biết đâu là bí quyết ?’’ Tôi đưa cho họ xem cuốn Suối Nguồn Tươi Trẻ và cho họ mượn. Thú thật từ đó tôi không còn trông thấy cuốn sách đâu nữa.

McCauley, NM : Khi tôi bắt đầu bước vào tập 5 thức nầy thì râu tóc tôi hầu như bạc trắng và da dẻ tôi xanh xao. Tôi trông chẳng khác gì một ông lão. Giờ đây thân thể tôi cường tráng, da dẻ hồng hào và râu tóc tôi xanh đen trở lại. Ngoài ra tôi có thể đọc sách mà không cần dùng kính, điều mà trước đây tôi chẳng thể.

Hamilton, CA ... dồi dào sinh lực Từ 15 năm nay, tôi đã theo đuổi nhiều phương pháp tập thể dục, nhưng chưa từng thấy một phương pháp nào công hiệu bằng 5 thức của Tây Tạng nầy ... Sau 5 tuần luyện tập, tôi cảm thấy dồi dào sinh lực và đây là một điều không thể ngờ !





Mục đích của thức này là làm cho các luân xa xoáy nhanh trở lại. Giương thẳng hai tay ra theo chiều ngang và xoay tròn cho đến khi chóng mặt. Lưu ý là phải xoay tròn từ trái sang phải, theo chiều kim đồng hồ.


Hầu hết những người lớn tuổi chỉ có thể xoay khoảng 6 lần trước khi cảm thấy chóng mặt. Khi mới luyện tâp, không nên vượt quá 6 vòng quay. Nếu cảm thấy chóng mặt, có thể ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi.Lúc đầu chỉ nên tập thức này cho đến khi cảm thấy hơi chóng mặt. Sau khi đã tập luyện cả 5 thức sẽ có thể xoay nhiều vòng hơn mà không chóng mặt.


Ðể giảm sự chóng mặt, trước khi bắt đầu xoay hãy tâp trung tầm nhìn vào một điểm trước mặt và khi khởi sự xoay hãy nhìn thẳng vào điểm đó càng lâu càng tốt. Sau mỗi vòng xoay hãy hướng tầm mắt thật nhanh về điểm đó. Như thế sẽ đỡ chóng mặt.







Mục tiêu của thức này là nhằm kích thích hơn nữa 7 luân xa.


Nằm dài trên sàn, tốt nhất trên một tấm thảm dầy hoặc một tấm đệm bằng phẳng; mặt ngẩng lên.Nằm duỗi lưng, thẳng người, hai cánh tay buông dọc theo hông, gan bàn tay úp xuống sàn, giữ cho các ngón tay sát vào nhau.


Tiếp theo, nhấc đầu lên cho cằm thu vào ngực. Ðồng thời nhắc hai cẳng chân lên trong thế thẳng đứng. Nếu có thể, đưa hai chân vươn ngược lên về phía đầu, nhưng phải giữ cho hai gối thật thẳng. Rồi từ từ thả đầu và hai cẳng chân xuống sàn trong khi đầu gối vẫn giữ thẳng. Sau đó, thư giãn toàn bộ các cơ bắp và thưc hành lại thức này.


Trong khi thực hành tuân theo nhịp thở như sau: hít vào thật sâu khi nhấc đầu và hai chân lên; thở ra toàn bộ khi hạ đầu và hai chân xuống. Càng hít thở sâu càng tốt. Nếu lúc mới tập không thể giữ cho hai đâu gối được thật thẳng thì có thể cong theo mức độ cần thiết. Trong khi luyện tập tiếp cố giữ cho hai đầu gối càng thẳng càng tốt.





Phải thực hành ngay sau thức thứ hai.


Quì gối trên sàn và giữ cho thân mình thẳng đứng, hai bàn tay áp sát vào đùi. Sau đó, nghiêng đầu và cổ về phía trước, cằm thu vào ngực. Tiếp theo, ngửa đầu và cổ ra phía sau càng xa càng tốt; đồng thời ngả người ra sau, cong hẳn cột sống. Khi cong mình như thế hãy bám cánh tay và bàn tay vào đùi để làm điểm tựa. Cong người xong lại trở về tư thế cũ. Lập lại thức thứ ba này.


Cũng như thức thứ hai, khi tập thức này phải điều hòa nhịp thở đúng như qui định. Hít vào thật sâu khi cong cột sống và thở ra khi quay về tư thế thẳng đứng. Hịt thở càng sâu càng tốt.


Muốn tập trung tư tưởng nên nhắm mắt lại để loại bỏ những ràng buộc của thế giới bên ngoài và có thể tập trung vào chính mình.






Lúc mới tập thức thứ tư này rất khó thực hành, nhưng rồi sẽ thấy đơn giản như những thức khác.


Trước tiên, ngồi xuống trên sàn nhà, hai cẳng chân duỗi ra phía trước, hai bàn tay đăt cách nhau khoảng 20cm, gan hai bàn tay úp xuống sàn, dọc theo mông. Sau đó, thu cằm về phía trước ngực.
Tiếp theo, ngả đầu ra phía sau, càng xa càng tốt. Ðồng thời nhấc thân mình lên sao cho đầu gối cong lại trong khi hai cánh tay trở nên thẳng đứng.

Với tư thế này thân mình trở thành song song với sàn nhà và thẳng góc với hai cánh tay và hai cẳng chân. Hãy gồng căng mọi cơ bắp của thân thể. Cuối cùng khi quay trở lại với thế ngồi ban đầu hãy thư giãn các cơ bắp và nghỉ một lúc trước khi lập lại các động tác của thức này. Nhớ hít vào thật sâu khi nhấc thân mình lên và thở ra thật dài khi hạ người xuống. Tiếp tục duy trì nhịp thở này khi nghỉ giữa hai lần tập.


Lúc đầu những người lớn tuổi khó nhấc thân lên khỏi sàn nhà và không thể đạt tư thế song song với sàn nhà. Hãy làm tất cả những gì có thể trong vòng một tháng xem sao. Cuối cùng sẽ đạt kết quả mong muốn.



Thân mình phải hướng xuống đất và được chống đỡ bởi hai tay, gan bàn tay áp xuống sàn, các nhón chân ở trong tư thế cong lại. Hai bàn tay và hai chân cách nhau khoảng 60cm trong khi cánh tay và cẳng chân phải giữ thẳng.


Ðể bắt đầu, hãy chống hai tay thẳng đứng xuống sàn và cong cột sống sao cho thân mình ở tư thế lún xuống. Tiếp đó, ngả đầu ra phía sau càng xa càng tốt rồi cong ở phần hông và đưa thân mình lên trên để tạo thành hình chữ V ngược. Ðồng thời đưa cằm tới trước và áp sát vào ngực. Trở lại tư thế ban đầu và lập lại toàn bộ thức này.


Khi đã thuần thục hãy để cho thân mình rơi xuống tới điểm gần như là chạm sàn nhà, nhưng không chạm hẳn. Hãy gồng căng các cơ bắp khi thân ở điểm cao cũng như lúc hạ xuống thấp. Tiếp tục thở hít như trong các thức trước. Hít vào thật sâu khi nâng ngưởi lên và thở ra hết khi hạ người xuống.
Cám ơn bạn ML đả đóng góp và gợi ý


Read more: http://songvuisongkhoe.blogspot.com/2007/06/sui-ngun-ti-tr.html#ixzz1K9GRPuw4

SUOI NGUON TUOI TRE

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Năm thức tập Suối Nguồn Tươi trẻ của Tây tạng 1

Năm thức tập Suối Nguồn Tươi trẻ của Tây tạng

Suối nguồn tươi trẻ ---được biết đến lần đầu tiên vào năm 1939, trong cuốn sách "Con mắt khải huyền" của Peter Kelder--- l à một bí quyết màu nhiệm vô cùng đơn giản, chỉ gồm 5 động tác, hay gọi theo cách của các Lạt ma Tây Tạng là 5 thức.

Bảy trung tâm năng lượng mà các Lạt ma nhắc đến chính là 7 luân xa theo quan niệm của y lý học cổ truyền phương Đông. Liên hệ với y học hiện đại phương Tây, các luân xa được một số nhà nghiên cứu coi là đối chứng siêu hình của các tuyến nội tiết, với vị trí và vai trò tương đương.
Theo quan điểm phương Tây, hoạt động của các tuyến nội tiết đóng vai trò vô cùng quan trọng, thậm chí là chi phối quá trình lão hóa. Từ sau tuổi 30, hệ nội tiết bắt đầu suy yếu, lượng hormon giảm dần, tác động trực tiếp lên tinh thần và thể chất, gây ra 12 nhóm triệu chứng rối loạn và các bệnh của người già như da nhăn, tóc bạc, mất ngủ, loãng xương...Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, khôi phục sự cân bằng nội tiết có thể làm chậm quá trình lão hóa, trả lại cho cơ thể nhiều trạng thái của tuổi thanh xuân. Như vậy, tư tưởng chủ đạo của 5 thức tập Suối nguồn tươi trẻ xuất phát từ phương Đông cũng phù hợp với tinh thần của các nghiên cứu khoa học phương Tây.

Những lợi ích thực tế của Suối nguồn tươi trẻ bao gồm: sinh lực dồi dào; tinh thần minh mẫn, an nhiên, thư thái; cơ bắp săn chắc; ngủ tốt; thở sâu; sức khỏe toàn diện nâng cao, ít ốm vặt; vóc dáng trẻ trung, linh hoạt; giảm cân; cải thiện sinh hoạt vợ chồng. Tuy không đến mức thần diệu, song những kết quả này cũng là rất ấn tượng đối với một bài tập mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện chỉ trong 10 phút mỗi ngày.

Dưới đây là bài hướng dẫn luyện tập 5 thức Suối nguổn Tươi trẻ

1. Thức thứ nhất

Đứng thẳng, 2 tay dang ngang bằng vai. Sau đó xoay tròn theo chiều từ trái sang phải cho đến khi cảm thấy hơi chóng mặt.

Lưu ý: Khi mới tập, hầu hết mọi người chỉ xoay được nhiều nhất khoảng 6 lần là cảm thấy chóng mặt. Khi đó, nên ngừng tập, nằm hoặc ngồi nghỉ để cơn chóng mặt qua đi.

Không nên cố gắng quá sức, vì ngay cả những người thể lực tốt và người thường xuyên tập yoga cũng có thể phải mất đến 6 tháng mới xoay được đủ 21 lần.


Một số mẹo giảm chóng mặt, buồn nôn:

- Trước khi tập, không nêên ăn no hoặc dùng đồ uống có cồn. Nên uống một chút nước nóng có thả một lát gừng tươi hoặc một chén trà bạc hà.

- Sau khi tập, nếu thấy chóng mặt nhiều có thể dùng ngón cái bấm huyệt Nội quan trong khoảng 1-2 phút. Huyệt này nằm ở trên nếp gấp khớp cổ tay 2 đốt ngón tay, trong khe giữa gân của 2 cơ nổi rõ khi gấp bàn tay vào cẳng tay và nghiêng bàn tay vào trong.


2. Thức thứ hai

Nằm ngửa, thẳng người trên sàn, 2 tay đặt xuôi theo thân mình, lòng bàn úp, ngón tay chụm lại, đầu các ngón tay của 2 bàn tay hơi hướng vào nhau.


Nâng đầu lên, đồng thời nhấc 2 chân lên cho đến khi tạo thành đường thẳng đứng. Nếu có thể, hãy vươn 2 chân về phía đầu, nhưng vẫn phải giữ 2 đầu gối thẳng.


Sau đó từ từ thả đầu và 2 chân xuống sàn, nghỉ một chút cho các cơ bắp được thư giãn rồi lặp lại thức này.

Lưu ý: Trong một số sách về Suối nguồn tươi trẻ được biên tập lại và
tái bản sau này, người tập được khuyên nên hít vào thật sâu khi nhấc đầu và 2 chân lên, sau đó thở ra toàn bộ khi hạ đầu và chân xuống.

3. Thức thứ ba

Quỳ trên sàn, thân mình thẳng, hai tay buông xuôi, bàn tay đặt vào sau đùi. Ngả đầu và cổ về phía trước càng xa càng tốt, đồng thời đầu cúi xuống sao cho cằm tựa trên ngực.

Tiếp đó, ngửa ra phía sau càng xa càng tốt, đầu ngả xuống thật thấp. Trở về tư thế ban đầu và tiếp tục lặp lại thức này.


Lưu ý: Trong một số tài liệu, người tập được khuyên nên hít vào thật sâu khi ngửa ra sau và thở ra khi trở về tư thế thẳng người.

Những người bị bệnh về xương khớp không nên cố gắng quá mức khi thực hiện động tác ngửa về sau. Nếu thấy chóng mặt do thiếu oxy não khi động mạch đốt sống bị chèn ép thì không nên ngả đầu quá thấp về phía sau.

4. Thức thứ tư

Ngồi trên sàn, 2 chân duỗi thẳng về phía trước, bàn chân cách nhau khoảng 20cm; 2 tay xuôi theo thân mình, lòng bàn tay úp trên sàn, cạnh mông; đầu hơi cúi sao cho cằm ngã trên ngực.


 


Tiếp đó, ngã đầu ra sau càng xa càng tốt, rồi nâng thân mình lên trong khi đầu gối gập lại sao cho 2 cẳng chân từ đầu gối trở xuống thẳng đứng, 2 cánh tay cũng thẳng đứng, còn phần thân từ vai đến đầu gối nằm ngang, song song với sàn nhà. Trở về tư thế ngồi và thư giãn một chút trước khi lặp lại các động tác của thức này.



Lưu ý: Trong một số tài liệu, người tập được khuyên nên hít sâu khi nâng người lên và thở ra khi hạ người xuống.

5. Thức thứ năm

Chống 2 tay xuống sàn, bàn tay cách nhau khoảng 60cm, khom người, duỗi 2 chân về phía sau, bàn chân cũng cách nhau 60cm. Đẩy thân mình, đặc biệt là phần hông lên cao nhất có thể, tạo thành hình chữ V úp ngược, trọng lượng cơ thể dồn lên bàn tay và các ngón chân.

Đầu hơi cúi để cằm tựa lên ngực. Sau đó, cong cột sống, hạ thấp thân mình sao cho cơ thể võng xuống. Đồng thời ngóc đầu lên, để nó ngả ra sau càng xa càng tốt. Tiếp tục đẩy hông lên cao để lặp lại thức này.


Lưu ý: Trong một số tài liệu, thức này được hướng dẫn theo trình tự ngược lại. Đầu tiên, chống tay, cong cột sống để cơ thể võng xuống. Sau đó mới nâng hông lên cao để tạo thành chữ V ngược.


Lời dặn quan trọng

Để đạt hiệu quả, nên tập đều đặn, mỗi ngày 21 lần cho một thức. Khi mới bắt đầu, trong tuần lễ thứ nhất, chỉ nên tập mỗi thức 3 lần trong một ngày. Sau đó, cứ mỗi tuần tiếp theo tăng thêm 2 lần tập cho một thức.
Cứ như vậy cho đến tuần thứ 10, bạn sẽ tập đủ 21 lần mỗi thức trong một ngày. Nếu có sức khỏe tốt, bạn sẽ chỉ mất 10 phút mỗi ngày cho cả 5 thức. Khi thư giãn giữa các thức, nên đứng thẳng, tay chống vào hông và thở sâu 1, 2 nhịp.

Sau khi tập, nên lau người bằng khăn ẩm, sau đó lau lại bằng khăn khô. Cũng có thể tắm bằng nước mát hoặc nước ấm. Tuyệt đối không được tắm bằng nước lạnh hoặc lau bằng khăn lạnh, vì như vậy bài tập sẽ mất tác dụng
Bài đọc thêm

Phụ Lục SNTT


Phụ Lục   SNTT


LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG:

Một khi con người đã nhận thức về cái năng lực chính yếu đang làm họ sinh động và một khi họ đã biết tích lũy và phát triển cái năng lực đó bằng những phương pháp thích hợp, thì vấn đề còn lại là họ biết giữ gìn và sử dụng với một hiệu năng tối đa.

Tư tưởng và hành động, dẫu có là tầm thường nhỏ nhoi, cũng làm bạn tiêu tán đi một số năng lực nào đó; chính vì vậy mà bạn phải kiên trì chống lại sự phân tán tinh thần cũng như những hành động trống không có mục tiêu, không ước muốn thực sự, hoặc chủ yếu là để cho qua giờ. Bị tiêu tán như thế, năng lực suy giảm và mất đi sức mạnh của nó, về lượng cũng như về chất. Ngược lại, nếu bạn biết hướng dẫn và kềm hãm các luồng tư tưởng, ngăn chận trí tưởng tượng, kiểm soát các cảm xúc và biết hành động theo mục tiêu đã được xác định, thì bạn có thể đạt được một sự tập trung năng lực với toàn bộ hiệu năng của nó.

SỰ TRẦM TĨNH.

Sự trầm tĩnh ở dáng vẻ bề ngoài cũng như trong nội tâm không những là một lợi điểm giúp bạn trong đời sống, mà còn là phương tiện giúp bạn tránh được sự mất mát năng lực.

Nhằm đạt được điều này, bạn phải nuôi dưỡng và phát triển sự tự chủ.

Bạn phải dùng ý chí để kiểm soát và làm chủ các cảm xúc.

Cảm xúc là lực và khi lực này được biểu lộ, nó đã mất đi đáng kể cường độ của nó; ngược lại, nếu biết cầm giữ, nó sẽ giúp bạn tăng sức mạnh.

Việc kềm giữ này bao gồm một sự luyện tập liên tục nhằm làm chủ mọi hành vi vô thức, khống chế mọi cảm xúc nội tại. Bởi, như Swami Vivekananda đã nói: “Tĩnh lặng là sự thể hiện cao cấp nhất của sức mạnh. Hoạt động là sự thể hiện của lực ở cấp thấp; tĩnh lặng là sự thể hiện của lực ở cấp cao”.

GIẤC NGỦ

Giấc ngủ là một trong những cách thức chính yếu nhằm thu hồi và tích lũy năng lực. Thật vậy, chính trong khi ta ngủ những giòng sinh lực chuyển động trong cơ thể chúng ta sẽ có được một hoạt động hoàn toàn mới mẻ. Được giải thoát khỏi những ràng buộc của hành động và tư tưởng, chúng có thể chuyển lưu trong khắp cơ thể theo một cách thức liên tục và đều hòa; tác dụng của chúng như thế trở nên hữu ích.

Tuy vậy, yếu tố vừa kể cũng tùy thuộc vào những điều kiện tác động đến giấc ngủ của bạn như: sự thoáng khí của phòng ốc, tiêu hóa, sự tĩnh lặng của tâm trí và tất cả những gì liên quan đến chúng. Một bữa ăn tối quá no nê làm cho sự tiêu hóa trở nên nặng nề, buộc cơ thể phải đương đầu. Trong trường hợp này, năng lực sử dụng sẽ bị tiêu hao và không nạp được vào các luân xa như thế bạn không thể ngủ ngon giấc; máu, cơ bắp và thần kinh đều thiếu hẳn cái sinh lực chính yếu đó; sự nghỉ ngơi không được diễn ra theo đúng nghĩa của nó, da thịt không được săn cứng và sức mạnh của bắp thịt bị suy yếu.

ĐI CHÂN ĐẤT

Các cổ thư Trung Hoa và Nhật Bản đề cập tới việc đi chân đất như một thức tập phải được thường xuyên thực hành dể chẳng những được lành mạnh mà còn nhằm phát triển sinh lực.

Thức tập này, tuy bề ngoài có vẻ không quan trọng, nhưng mang lại những kết quả tốt đẹp trên trương lực của thần kinh và không ai có thể nói hết những lợi ích mà họ đã đạt được trong việc kích thích những đầu mút thần kinh của đôi chân.

Bạn nên thực hành việc đi chân đất ở ngoài đất, tốt hơn là vào buổi sáng, đi trên cỏ còn đẫm sương, hoặc trên những lớp sỏi của lòng suối.

Ngoài ra, bạn phải điều hòa nhịp thở sao cho phù hợp với bước đi bằng cách hít thở sâu.

Sau buổi tập, bạn không nên lau khô chân bằng khăn, mà chỉ nên dùng tay xoa bóp cho đến khi da được khô, mềm và ấm hẳn.

Đi chân đất giúp bạn tái lập sự tiếp xúc với mặt đất, điều mà con người hiện nay thường thiếu sót vì phải luôn mang giày, vớ.

NĂNG LỰC VÀ SỰ HÔ HẤP:

Như chúng ta đã biết, hô hấp là cách thức để con người tích lũy và tái tạo năng lực cho chính mình. Như vậy, sự hô hấp có hai mục tiêu, một mặt giúp cho hệ thần kinh và các cơ bắp “được thở” và mặt khác tạo ra một phản ứng hóa học làm phát sinh năng lực. Nói tóm lại, khi cung cấp năng lực cho mọi tiến trình tổng hợp và phân hủy đang diễn ra trong cơ thể con người.

Vì vậy, sự hô hấp có một tầm quan trọng chủ yếu, bởi nó không những giúp ta bù đắp sinh lực mất mát mà còn làm gia tăng sức mạnh tinh thần và thể chất.

Người Trung Hoa xem Khí là “cái Thần” của vũ trụ. Trong Hoàng Đế Nội Kinh, khi được mô tả như là một “ảnh hưởng”, một sự “tỏa rạng” và hai chữ này đủ nói lên khía cạnh năng lực của Khí. Cũng vậy, người Hin Đu đã sớm nhận biết về Khí và gọi đó là Prana – sinh lực hoàn vũ hay hơi thở của vũ trụ. Kinh Mundala Upanishad đã giải thích về Prana như sau: “Cái Đó, chẳng ai có thể trông thấy bằng mắt, hay sờ bằng tay. Cái Đó không có đẳng cấp, không họ hàng, không tai, không mắt, không tay, không chân. Cái Đó hiện diện khắp nơi và thấm nhập tất cả, tinh tế, bất tận. Cái Đó là cội nguồn của mọi tạo vật.” Các đạo sĩ Hin Đu xác nhận rằng để giữ cái năng lực chính yếu đó, người ta phải thực hành phương pháp thở nhằm định nó vào “trong những trung tâm thần kinh tích tụ và dự trữ mà họ gọi là Chakras hay luân xa”.

PHƯƠNG PHÁP THỞ

Hít thở là phương cách tốt nhất để đưa “thần” vào “chất”.

Sau đây là những nguyên tắc thông thường nhất của mọi phương pháp hít thở.

* Nơi thực hành:
Tốt hơn hết là nên chọn một nơi yên tĩnh, thoáng khí và không bị những người khác đến quấy rầy. Nơi tập cần phải được sạch sẽ, với ánh sáng trời vừa phải. Đây phải là nơi yên tĩnh và những người vào đây nên có cùng một ý hướng với người tập, nghĩa là không cười nói lớn tiếng hoặc đến nơi này để ngủ. Trước khi bước vào đây, điều cần thiết là bạn phải bỏ bên ngoài mọi ý về thù hận, bất hòa, hoặc về lợi lộc, thua lỗ cùng những ưu phiền đời thường. Nói tóm lại, bạn phải bước vào đây với một tâm hồn tràn ngập niềm vui.

Việc tuân thủ những điều vừa kể sẽ tạo ra cho “phòng tập” một không khí yên bình và tĩnh lặng, giúp cho tâm trí bạn được thanh thản.

* Tập Thở Lúc Nào?
Theo quan điểm phương Đông thì sự hô hấp của con người được chia thành hai giai đoạn: Hít vào làn không khí mới mẻ và thở ra không khí già cỗi. Cũng vậy, phương Đông cho rằng sự tuần hoàn của “hơi thở vũ trụ” được chia thành hai phần: Phần sinh khí và phần tử khí.

Sinh khí là Dương (tương ứng với ban ngày, mặt trời và sự sống) và tử khí (tương ứng với ban đêm, giá lạnh và cái chết). Các cổ thư đã căn dặn: “Phải hấp thụ sinh khí và thải ra tử khí”. Để hấp thụ sinh khí, có hai thời điểm thuận lợi trong ngày:

1.- Lúc mặt trời gần sáng, vào canh năm, khi không khí ấm dần trước rạng đông, đó cũng là lúc sinh khí đang vượng (Thượng-Sinh-Khí). Mọi sự đều êm ả... lại một lần nữa, sự sống đang thức dậy trên trần gian.

2.- Buổi chiều, vào lúc mặt trời lặn, khi không khí dịu dần – vào cái lúc mà mọi sự chìm trong êm ả, thiên nhiên im tiếng, thư giãn – đó cũng là lúc sinh khí đang xuống dần (Hạ-Sinh-Khí).

Vào hai thời điểm vừa kể – sáng và chiều – bạn phải luyện tập và hấp thụ sinh khí.

* Bằng cách nào?
Bằng cách hướng về phía mặt trời – khi chưa ăn uống (điều này rất dễ thực hiện vào buổi sáng sớm, nhưng ban chiều thì phải lưu ý sao cho buổi tập phải cách xa bữa ăn ít ra là ba tiếng, và sau khi đã làm xong các nhu cầu vệ sinh).

* Thực hành:
Ngồi trên đất hoặc trên một chiếc gối. Toàn thân, cổ, đầu và cột sống đều phải thẳng tắp. Cằm thu vào, hai lòng bàn tay đặt trên bắp đùi. Súc miệng và đánh răng kỹ để xua đi ám khí và tích tụ thần khí. Bắt đầu bằng cách thở ra dài hơi, khi thở ra, đầu dần dần hạ xuống và thót bụng lại để đẩy hết khí ra. Khi kết thúc lần thở ra, bụng phải thót lại tối đa và cằm đặt lên ngực. Sau đó hãy hít sâu vào bằng mũi. Thở và hít sâu như thế ba lần. Bây giờ, đến giai đoạn bạn thở đều đặn, nhẹ nhàng. Trong thời gian thở đều đặn này bạn hãy nói với tâm trí rằng cơ thể bạn hoàn toàn mạnh khỏe và hãy tạo một niềm tin và hy vọng vô biên!

Trong khi chiêm nghiệm như thế, bạn hãy hít vào và thở ra bằng mũi, nhẹ nhàng, đầy đủ...

* Nuốt nước bọt.
... Rồi, mắt hướng về phía xa xăm, “về phía mặt trời, ngay cả khi mặt trời bị mưa che phủ”, đưa lưỡi lên răng, từ trái sang phải, từ trong ra ngoài, rồi dần dần thu lấy nước bọt từ dưới lưỡi... khi đã đầy miệng, nghiêng đầu sang bên và nuốt. Việc thực hành này được các sách Đạo học xem là cực kỳ quan trọng vì nó giúp tăng tuổi thọ và kéo dài đời sống. Cũng vậy, môn phái Khí Công cho rằng sự gia tăng nước bọt tiết ra giúp cho người luyện công cảm thấy mau đói bụng và ăn ngon miệng. Bệnh hoạn nhờ thế sẽ bị đẩy lui và niềm vui sống được gia tăng. Ngoài ra, khi lưỡi co lên nóc, đặt lưỡi sau chân răng cửa trên, lưỡi như thế trở thành một cây cầu nối liền giữa Đốc Mạch và Nhâm Mạch..
Bí quyết cổ truyền
 Thân thể con người có 7 trung tâm năng lực. Người Tây Tạng gọi đó là những điểm xoáy trong khi người Hin-Ðu gọi là LUÂN XA. Tuy không thể thấy nhưng 7 luân xa này là những điện trường cực mạnh và hoàn toàn có thực. Mỗi luân xa tập trung vào một trong số 7 tuyến nội tiết của cơ thể và nhiệm vụ của nó là kích thích sự sản xuất hóc-môn. Chính những hóc-môn này điều hành toàn bộ các chức năng của các cơ quan nội tạng và đồng thời điều hành cả tiến trình lão hóa.
Luân xa (1) hay luân xa thấp nhất tập trung ở tuyến sinh dục. Luân xa (2) tập trung ở tuyến tụy trong vùng bụngLuân xa (3) tập trung tại tuyến thượng thân trong vùng đám rối dương (mạng dây thần kinh ở bụng). Luân xa (4) tập trung tại tuyến ức ở vùng ngực. Luân xa (5) tập trung ở tuyến giáp trạng nơi cổ. Luân xa (6)tập trung ở tuyến tùng, tại đáy sau của não. Luân xa (7) cao nhất, tập trung tại tuyến yên, nơi đáy trước của não.
Trong một cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, hoạt động của những luân xa này thật mãnh liệt, giúp cho "prana", sinh lực chủ yếu của sự sống, được trôi chảy qua các tuyến nội tiết. Nhưng nếu sự hoạt động của một hay nhiều luân xa đó bị trì trệ thì dòng sinh lực của sự sống bị cản trở hoặc bế tắc và như thế đưa đến bệnh hoạn và già nua.
Với một người khỏe mạnh thì những luân xa đó làm lan tỏa sinh lực ra đến tận làn da bên ngoài; ngược lại với một cơ thể già nua bệnh hoạn thì những luân xa này hầu như không thể đẩy sinh lực lên đến bề mặt của thân thể. Vì thế, cách thức nhanh nhất để dành lại sự tươi trẻ, sức khỏe và sinh lực là làm sao để cho những luân xa này hoạt động bình thường trở lại. Ðể đạt đến mục đích này, chúng ta có 5 bài tập hay 5 "Thức" như tên gọi của các Lạt Ma trên Himalaya. Mỗi thức tự nó rất hữu ích, nhưng muốn có được những kết quả tối ưu thì không nên bỏ sót một thức nào.và kinh nghiệm của người đã luyện tập thành công.
Sau đây là những câu hỏi của tác giả Peter Kelder đã được Ðaị tá Bradford giải đáp:
1.  Mỗi thức phải tập bao nhiêu lần ?
Ðể bắt đầu, trong tuần lễ thứ nhất nên thực hành mỗi ngày một buổi, mỗi thức tập 3 lần. Rồi trong tuần lễ thứ hai mỗi thức tập 5 lần; tuần thứ ba tập 7 lần; tuần thứ tư tập 9 lần và cứ thế tiếp tục. Như vây trong khoảng 10 tuần lễ có thể thực hiện mức tôi đa là tập mỗi thức 21 lân trong một ngày.
Nếu gặp khó khăn trong việc thực hiện thức thứ nhất - xoay tròn - có thể tâp thức này nhiều lần trong một ngày, sao cho đủ 21 lần mà không bị chóng mặt. Có người phải mất hơn một năm mới có thể xoay 21 lần trong một lúc.
2. Nên tâp luyện vào lúc nào trong ngày?
Có thể thực hành vào buổi sáng hoặc buổi tối, tùy theo giờ giấc thuận tiện. Sau khi đã tập luyện những thức này được 4 tháng có thể dành thời gian để thực hành nhiều lần vào buổi sáng, và buổi tối chỉ thực hành 3 lần cho mỗi thức. Hãy tuần tự gia tăng số lần tập cho tới khi đủ 21 lần. Không cần phải tập nhiều hơn 21 lần.
3. Tầm quan trọng của các thức ra sao?
5 thức này liên kết nhau để tác động lên cơ thể và có chung một tầm quan trọng. Sau một thời gian tập, nếu không thể cùng một lúc thực hành các thức này theo số lần qui định, hãy tách thành 2 buổi tập vào ban sáng và buổi tối. Nếu thấy khó khăn trong việc tập một thức nào đó thì hãy tạm bỏ qua và chú tâm vào các thức khác. Vài tháng sau hãy tập lại thức đã tạm bỏ qua đó.
4. Sẽ ra sao nếu bỏ hẳn một trong 5 thức?
Nếu bỏ hẳn 1 trong 5 thức trong khi vẫn tâp đều đặn và đầy đủ 4 thức kia thì vẫn có kết quả tuyệt hảo. Nếu thấy rằng mình không thể thực hành toàn bộ 5 thức, hoặc không thể thực hành đầy đủ 21 lần mỗi ngày thì hãy vững tin rằng sẽ đạt được những kêt quả tốt đẹp với bất cứ thức nào có thể thực hiện được vì không nên quên rằng chỉ một thức thôi cũng đủ để tạo ra sự thần kỳ, điều được chứng minh qua vũ điệu xoay tròn của các tu sĩ Hồi Giáo, những tu sĩ tuy già nhưng thân thể vẫn cường tráng.
5. Phải chăng "Suối Nguồn Tươi Trẻ" thực sự đơn giản như đã mô tả?
- Ðúng. Tất cả những gì cần làm là tập 3 lần mỗi ngày để bắt đầu và từ từ tăng lên cho đến khi mỗi ngày thực hành đủ 21 lần cho mỗi thức... Mục đích của 5 thức này là tái lập sự tươi trẻ và sức khỏe. Ngoài ra còn một thức tập bổ sung, thức thứ sáu, nhưng thức này đề ra môt sự trói buôc mà hầu hết học viên không muốn tuân theo: cần phải sống độc thân.(1)

THỨC THỨ NHẤT

Mục đích của thức này là làm cho các luân xa xoáy nhanh trở lại.
Giương thẳng hai tay ra theo chiều ngang và xoay tròn cho đến khi chóng mặt. 
Lưu ý là phải xoay tròn từ trái sang phải, theo chiều kim đồng hồ.
Hầu hết những người lớn tuổi chỉ có thể xoay khoảng 6 lần trước khi cảm thấy chóng mặt. 
Khi mới luyện tâp, không nên vượt quá 6 vòng quay. Nếu cảm thấy chóng mặt, có thể ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi.
Lúc đầu chỉ nên tập thức này cho đến khi cảm thấy hơi chóng mặt. Sau khi đã tập luyện cả 5 thức sẽ có thể xoay nhiều vòng hơn mà không chóng mặt.

THỨC THỨ HAI

Mục tiêu của thức này là nhằm kích thích hơn nữa 7 luân xa.
Nằm dài trên sàn, tốt nhất trên một tấm thảm dầy hoặc một tấm đệm bằng phẳng; mặt ngẩng lên.
Nằm duỗi lưng, thẳng người, hai cánh tay buông dọc theo hông, gan bàn tay úp xuống sàn, giữ cho các ngón tay sát vào nhau.
Tiếp theo, nhấc đầu lên cho cằm thu vào ngực. Ðồng thời nhắc hai cẳng chân lên trong thế thẳng đứng. Nếu có thể, đưa hai chân vươn ngược lên về phía đầu, nhưng phải giữ cho hai gối thật thẳng.
Rồi từ từ thả đầu và hai cẳng chân xuống sàn trong khi đầu gối vẫn giữ thẳng. Sau đó, thư giãn toàn bộ các cơ bắp và thưc hành lại thức này.

Trong khi thực hành tuân theo nhịp thở như sau: hít vào thật sâu khi nhấc đầu và hai chân lên; thở ra toàn bộ khi hạ đầu và hai chân xuống. Càng hít thở sâu càng tốt.
Nếu lúc mới tập không thể giữ cho hai đâu gối được thật thẳng thì có thể cong theo mức độ cần thiết. Trong khi luyện tập tiếp cố giữ cho hai đầu gối càng thẳng càng tốt.

THỨC THỨ BA

Phải thực hành ngay sau thức thứ hai.
Quì gối trên sàn và giữ cho thân mình thẳng đứng, hai bàn tay áp sát vào đùi. Sau đó, nghiêng đầu và cổ về phía trước, cằm thu vào ngực. Tiếp theo, ngửa đầu và cổ ra phía sau càng xa càng tốt; đồng thời ngả người ra sau, cong hẳn cột sống. Khi cong mình như thế hãy bám cánh tay và bàn tay vào đùi để làm điểm tựa. Cong người xong lại trở về tư thế cũ. Lập lại thức thứ ba này.
Cũng như thức thứ hai, khi tập thức này phải điều hòa nhịp thở đúng như qui định. Hít vào thật sâu khi cong cột sống và thở ra khi quay về tư thế thẳng đứng. Hịt thở càng sâu càng tốt.
Muốn tập trung tư tưởng nên nhắm mắt lại để loại bỏ những ràng buộc của thế giới bên ngoài và có thể tập trung vào chính mình.

THỨC THỨ TƯ 
  Lúc mới tập thức thứ tư này rất khó thực hành, nhưng rồi sẽ thấy đơn giản như những thức khác.
Trước tiên, ngồi xuống trên sàn nhà, hai cẳng chân duỗi ra phía trước, hai bàn tay đăt cách nhau khoảng 20cm, gan hai bàn tay úp xuống sàn, dọc theo mông. Sau đó, thu cằm về phía trước ngực.
Tiếp theo, ngả đầu ra phía sau, càng xa càng tốt. Ðồng thời nhấc thân mình lên sao cho đầu gối cong lại trong khi hai cánh tay trở nên thẳng đứng.
Với tư thế này thân mình trở thành song song với sàn nhà và thẳng góc với hai cánh tay và hai cẳng chân. Hãy gồng căng mọi cơ bắp của thân thể.
Cuối cùng khi quay trở lại với thế ngồi ban đầu hãy thư giãn các cơ bắp và nghỉ một lúc trước khi lập lại các động tác của thức này.
Nhớ hít vào thật sâu khi nhấc thân mình lên và thở ra thật dài khi hạ người xuống. Tiếp tục duy trì nhịp thở này khi nghỉ giữa hai lần tập.
Lúc đầu những người lớn tuổi khó nhấc thân lên khỏi sàn nhà và không thể đạt tư thế song song với sàn nhà. Hãy làm tất cả những gì có thể trong vòng một tháng xem sao. Cuối cùng sẽ đạt kết quả mong muốn.

THỨC THỨ NĂM
Thân mình phải hướng xuống đất và được chống đỡ bởi hai tay, gan bàn tay áp xuống sàn, các nhón chân ở trong tư thế cong lại. Hai bàn tay và hai chân cách nhau khoảng 60cm trong khi cánh tay và cẳng chân phải giữ thẳng.
Ðể bắt đầu, hãy chống hai tay thẳng đứng xuống sàn và cong cột sống sao cho thân mình ở tư thế lún xuống.
Tiếp đó, ngả đầu ra phía sau càng xa càng tốt rồi cong ở phần hông và đưa thân mình lên trên để tạo thành hình chữ V ngược. Ðồng thời đưa cằm tới trước và áp sát vào ngực. Trở lại tư thế ban đầu và lập lại toàn bộ thức này.
Khi đã thuần thục hãy để cho thân mình rơi xuống tới điểm gần như là chạm sàn nhà, nhưng không chạm hẳn. Hãy gồng căng các cơ bắp khi thân ở điểm cao cũng như lúc hạ xuống thấp.
Tiếp tục thở hít như trong các thức trước. Hít vào thật sâu khi nâng ngưởi lên và thở ra hết khi hạ người xuống.
www.QuanTheAmBoTat.com


Lúc mới tập thức thứ tư này rất khó thực hành, nhưng rồi sẽ thấy đơn giản như những thức khác.
Trước tiên, ngồi xuống trên sàn nhà, hai cẳng chân duỗi ra phía trước, hai bàn tay đăt cách nhau khoảng 20cm, gan hai bàn tay úp xuống sàn, dọc theo mông. Sau đó, thu cằm về phía trước ngực.
Tiếp theo, ngả đầu ra phía sau, càng xa càng tốt. Ðồng thời nhấc thân mình lên sao cho đầu gối cong lại trong khi hai cánh tay trở nên thẳng đứng.
Với tư thế này thân mình trở thành song song với sàn nhà và thẳng góc với hai cánh tay và hai cẳng chân. Hãy gồng căng mọi cơ bắp của thân thể.
Cuối cùng khi quay trở lại với thế ngồi ban đầu hãy thư giãn các cơ bắp và nghỉ một lúc trước khi lập lại các động tác của thức này.
Nhớ hít vào thật sâu khi nhấc thân mình lên và thở ra thật dài khi hạ người xuống. Tiếp tục duy trì nhịp thở này khi nghỉ giữa hai lần tập.
Lúc đầu những người lớn tuổi khó nhấc thân lên khỏi sàn nhà và không thể đạt tư thế song song với sàn nhà. Hãy làm tất cả những gì có thể trong vòng một tháng xem sao. Cuối cùng sẽ đạt kết quả mong muốn.
















THỨC THỨ NĂM
Thân mình phải hướng xuống đất và được chống đỡ bởi hai tay, gan bàn tay áp xuống sàn, các nhón chân ở trong tư thế cong lại. Hai bàn tay và hai chân cách nhau khoảng 60cm trong khi cánh tay và cẳng chân phải giữ thẳng.
Ðể bắt đầu, hãy chống hai tay thẳng đứng xuống sàn và cong cột sống sao cho thân mình ở tư thế lún xuống.
Tiếp đó, ngả đầu ra phía sau càng xa càng tốt rồi cong ở phần hông và đưa thân mình lên trên để tạo thành hình chữ V ngược. Ðồng thời đưa cằm tới trước và áp sát vào ngực. Trở lại tư thế ban đầu và lập lại toàn bộ thức này.
Khi đã thuần thục hãy để cho thân mình rơi xuống tới điểm gần như là chạm sàn nhà, nhưng không chạm hẳn. Hãy gồng căng các cơ bắp khi thân ở điểm cao cũng như lúc hạ xuống thấp.
Tiếp tục thở hít như trong các thức trước. Hít vào thật sâu khi nâng ngưởi lên và thở ra hết khi hạ người xuống.
www.QuanTheAmBoTat.com

This site was last updated 08/03/